Để thành lập doanh nghiệp hiện nay cần phải làm gì?

Với những cá nhân, tổ chức đang đắn đo, trăn trở, đang có trong mình những ý tưởng kinh doanh, những suy nghĩ táo bạo để bắt đầu khởi nghiệp, biến tất cả những giấc mơ, mong muốn, dự định đó thành lập một doanh nghiệp. Để khiến cho những mong muốn đó trở thành hiện thực, thì đầu tiên những cá nhân, tổ chức này phải tìm hiểu thật kỹ những điều cần thiết để thành lập một doanh nghiệp.

Những câu hỏi lớn đặt ra xoay quanh vấn đề này chính là những vấn đề cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp? Những điều kiện cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp cần phải làm gì? Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp? Các bước cơ bản để thành lập doanh nghiệp?

Để trả lời những câu hỏi đó, mời quý vị tham khảo chia sẻ của chúng tôi dưới đây.

Cần chuẩn bị gì khi thành lập doanh nghiệp?

Để thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những vấn đề chính sau:

– Xác định về chủ thể thành lập doanh nghiệp là cá nhân hay tổ chức, mỗi trường hợp có yêu cầu khác nhau. Tránh những trường hợp mà pháp luật không cho phép thành lập doanh nghiệp.

– Xác định về ngành nghề kinh doanh khi thực hiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống ngành nghề kinh doanh của Việt Nam.

– Xác định về người đại diện cho doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có những quy định khác nhau như chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, giám đốc, tổng giám đốc với công ty cổ phần…

– Xác định loại hình doanh nghiệp, tùy theo mong muốn của chủ thể thành lập mà họ có thể lựa chọn, nghiên cứu, phân tích chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất, đem lại nguồn lợi lớn nhất, có thể vận hành trơn tru, tốt nhất, cũng như trách được thiệt hại có thể xảy ra.

– Xác định về vốn điều lệ, mỗi loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh đều có những quy định về vốn điều lệ tối thiểu để có thể thành lập. Người có nhu cầu cần căn cứ vào đó để chuẩn bị cho mình một nguồn tài chính sẵn sàng cho việc thành lập doanh nghiệp.

– Xác định về tên doanh nghiệp, tên riêng của doanh nghiệp có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mặt hàng kinh doanh, tên riêng của địa ranh tạo nên sự khác biệt với các doanh nghiệp khác.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Để thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Về chủ thể thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức không thuộc những trường hợp pháp luật cấm thành lập như:

Về cá nhân thành lập doanh nghiệp phải là người đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không nằm trong các trường hợp pháp luật không cho phép thành lập công ty như: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc trong Quân đội, Công an nhân dân, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành hình phạt tù…

Về tổ chức thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức có tư cách pháp nhân trong nước và ngoài nước, không thuộc những trường hợp tổ chức là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thuộc sở hữu nhà nước.

– Ngành nghề kinh doanh mà cá nhân, tổ chức lựa chọn phải nằm trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, mỗi ngành nghề sẽ có một mã số khác nhau. Không được lựa chọn kinh doanh những ngành nghề pháp luật cấm như buôn ma túy, buôn bán động vật quý hiếm, buôn bán nội tạng người…

Trường hợp nếu lựa chọn những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần thực hiện tuần tự theo quy định của pháp luật mới có thể đưa doanh nghiệp vào hoạt động.

– Tên của doanh nghiệp cần được đặt tuân thủ theo quy định bao gồm hai thành tố tên riêng doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp không được đặt trùng khớp hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác, không vi phạm tuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải được ghi cụ thể từng thành tố, địa chỉ phải đặt ở nơi rõ ràng, không thuộc những địa phận mà pháp luật không cho phép thành lập hay đặt trụ sở doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp ở đâu?

Hiện nay các cá nhân tổ chức khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ có thể thể nộp đến cơ quan có thẩm quyền về thành lập doanh nghiệp thông qua:

– Người mong muốn thành lập, hoặc người ủy quyền theo pháp luật đến trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Mỗi tỉnh sẽ có một Phòng Đăng ký kinh doanh, riêng hai tỉnh thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập nhiều hơn một đến hai Phòng Đăng ký kinh doanh để giải quyết các hồ sơ của doanh nghiệp.

– Người thành lập doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Người thực hiện đăng có doanh nghiệp cần tạo tài khoản trên Cổng thông tin sau đó thực hiện nộp đầy đủ thông tin hồ sơ tại đây.

Xem thêm: Công ty tiếng anh là gì? Lưu ý khi thành lập công ty?

Các bước cơ bản thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp cần trải qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1- Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những thành phần sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một mẫu đăng ký riêng cho các loại hình doanh nghiệp, mẫu riêng nay được quy định thống nhất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

– Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân là chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của chủ doanh nghiệp, thành viên công ty, thành viên hợp danh, cổ đông công ty đối với mỗi loại hình công ty

Trường hợp tổ chức cần chuẩn bị giấy tờ chứng mình về tư cách pháp nhân như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy tờ kê khai về thuế, giấy tờ chứng minh khác.

– Văn bản quy định cụ thể điều lệ công ty phù hợp với loại hình doanh nghiệp mong muốn thành lập.

– Danh sách các thành viên công ty đối với công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh.

Bước 2- Cơ quan thụ lý và giải quyết hồ sơ

Cá nhân có thể thực hiện nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh thông qua hai hình thức như chúng tôi đã nêu trên, là nộp trực tiếp hoặc nộp qua Cổng thông tin điện tử.

Sau khi tiếp nhận được hồ sơ thành lập doanh nghiệp, thì Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận hồ sơ cho người thực hiện nộp hồ sơ, đây là thời điểm xác định việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong đăng ký doanh nghiệp.

Sau ba ngày làm việc khi hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi văn bản cho người nộp  hồ sơ về việc sửa đổi bổ sung.

Với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin về doanh nghiệp qua cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp, sau khi đã có mã số doanh nghiệp Phòng Đăng ký doanh nghiệp sẽ thông báo qua mạng điện tử cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy hoặc bản điện tử.

Bước 3- Công việc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công bố thông tin của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thực hiện về việc khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở có đủ điều kiện do nhà nước quy định. Sau đó thực hiện công bố về mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thực hiện mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

Thực hiện kê khai thuế môn bài và nộp lệ phí với cơ quan thuế có thẩm quyền tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan