Luật Dân Việt xin giới thiệu điều kiện kinh doanh, quy trình xin giấy phép kinh doanh website thương mại điện tử bán hàng như sau:
1. Website thương mại điện tử bán hàng là gì?
Là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
2. Tại sao phải tiến hành thông báo website Thương mại điện tử bán hàng:
Theo nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Website bán hàng, website thương mại điện tử không đăng ký, thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng khi thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà chưa xin giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định
3. Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
– Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
– Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng;
4. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
– Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương thông qua công cụ thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử;
– Thông tin phải thông báo bao gồm:
– Tên miền của website thương mại điện tử;
– Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
– Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
– Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
– Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
– Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.
Xem thêm:
Dịch Vụ Mạng Xã Hội Trực Tuyến Là Gì? Có Phải Xin Giấy Phép Không?
Thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
Giấy phép Tổ chức Hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm
5. Cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng
– Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website
– Những thông tin này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;
+ Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến;
+ Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau;
Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
6. Công việc được thực hiện bởi Luật Dân Việt
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép Website Thương mại điện tử bán hàng
– Soạn thảo hồ sơ và tài liệu cần thiết cho việc xin giấy phép Website Thương mại điện tử bán hàng
– Thay mặt khách hàng đăng ký tài khoản trực tuyến và nộp hồ sơ trực tuyến tại cơ quan cấp phép
– Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ trong trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ giấy và nhận đường link “sàn đã đăng ký với Bộ Công thương” và chuyển cho khách hàng.
– Tư vấn miễn phí cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động website.