Kinh nghiệm đăng ký thương hiệu năm 2021

Khi thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu, các chủ thể tiến hành cần phải có kinh nghiệm hoặc cần tham khảo kinh nghiệm đăng ký thương hiệu từ các cá nhân, tổ chức để thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu, các chủ thể tiến hành cần phải có kinh nghiệm hoặc cần tham khảo kinh nghiệm đăng ký thương hiệu từ các cá nhân, tổ chức để thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Đăng ký thương hiệu không yêu cầu tất cả các chủ thể phải thực hiện nhưng luôn được các chủ thể chú trọng đăng ký khi thiết kế được thương hiệu của riêng mình. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có kinh nghiệm đăng ký hay hiểu rõ được thủ tục đăng ký theo quy định.

Luật Dân Việt sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và hướng dẫn đăng ký thương hiệu trong bài chia sẻ này.

Đăng ký thương hiệu ở đâu?

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thương hiệu theo quy định của pháp luật là Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính làm việc tại Thành phố Hà Nội và có văn phòng đại diện thực hiện chức năng tiếp nhận và trả kết quả tại Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các chủ thể có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến một trong ba cơ quan trên để tiến hành nộp hồ sơ sao cho thuận tiện cho việc đi lại, nộp hồ sơ, tiết kiệm chi phí và quyền lợi hợp pháp của mình.

Ngoài ra, các chủ thể có thể nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu thông qua việc đăng ký trực tuyến hoặc đăng ký thông qua các đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp.

Khi đăng ký trực tuyến thì các chủ thể cần truy cập và trang thông tin đăng ký thương hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ và nộp hồ sơ bản giấy cho Cục khi hồ sơ trực tuyến đã được xử lý thành công.

Khi thực hiện đăng ký thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ, các chủ thể cần phải nộp thêm một gọi là phí dịch vụ cho đơn vị đại diện đó. Đơn vị đại diện sẽ dựa trên hợp đồng dịch vụ pháp lý và giấy ủy quyền để đại diện các chủ thể nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Kinh nghiệm đăng ký thương hiệu gồm những gì?

Với nhiều năm kinh nghiệm đăng ký thương hiệu, Luật Dân Việt xin phép được chia sẻ một số kinh nghiệm quan trọng khi đăng ký thương hiệu như sau:

+ Kinh nghiệm thiết kế thương hiệu đăng ký

Khi thiết kế thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình, các chủ thể cần có những ý tưởng cơ bản cho thương hiệu hoặc tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau.

Sau đó, phác thảo sơ bộ thương hiệu của mình dự kiến đăng ký và tiến hành tra cứu sơ bộ, tra cứu chuyên sâu trước khi quyết định đưa mẫu thương hiệu đi đăng ký.

Nếu thương hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của đã được đăng ký trước đó thì cần có sự thay đổi ngay để thương hiệu có khả năng đăng ký cao.

Trường hợp các chủ thể không có năng khiếu, không có trình độ về đồ họa thì có thể nhờ đến sự trợ giúp của các đơn vị có cung cấp dịch vụ thiết kế thương hiệu.

+ Kinh nghiệm phân nhóm sản phẩm, dịch vụ

Việc phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần phải dựa trên Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Nice.

Khi phân loại sản phẩm, dịch vụ trong quá trình đăng ký cần phải dựa trên chức năng, mục đích, cấu tạo, thành phần, ngành nghề, phương thức cung cấp dịch vụ và các yếu tố khác để xếp sản phẩm, dịch vụ vào các nhóm theo quy định.

Nếu các chủ thể không có kinh nghiệm trong việc phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ thì nên lựa chọn một đơn vị, công ty có uy tín trong hoạt động sở hữu trí tuệ đặc biệt là đăng ký thương hiệu để thực hiện thủ tục này hoặc thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu.

+ Kinh nghiệm sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu

Khi muốn sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu, các chủ thể cần lựa chọn kỹ lưỡng các đơn vị, công ty có cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu dựa trên các dấu hiệu như sau:

– Đơn vị, công ty là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động;

– Đơn vị, công ty có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đăng ký thương hiệu;

– Đơn vị, công ty có trụ sở hoặc văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Hà Nội để thuận tiện nộp hồ sơ, bổ sung hồ sơ trong trường hợp cần thiết;

– Không nên lựa chọn đơn vị, công ty có cam kết giá rẻ nhất trên thị trường vì thường giá rẻ sẽ đi kèm với chất lượng không tốt;

– Đơn vị, công ty luôn sẵn sàng ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình đăng ký thương hiệu.

Xem thêm:

Đăng ký Mã số mã vạch

Sự khác biệt pháp nhân thương mại và phi thương mại

Hướng dẫn đăng ký thương hiệu mới nhất

Khi đăng ký thành công thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình, các chủ thể cần thực hiện theo quy trình như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị các vấn đề trước khi đăng ký thương hiệu

Trong giai đoạn này, các chủ thể cần phải thực hiện các công việc như:

– Thiết kế thương hiệu và tra cứu nhãn hiệu theo kinh nghiệm chia sẻ phần trên;

– Kiểm tra các điều kiện theo quy định của pháp luật về đăng ký thương hiệu;

– Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để đăng ký thương hiệu, hợp pháp hóa giấy tờ, công chứng, chứng thực giấy tờ khi cần thiết.

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu

Khi đã hợp pháp hóa, công chứng, chứng thực giấy tờ theo yêu cầu, các chủ thể cần hoàn thiện hồ sơ đăng ký thương hiệu bao gồm:

– (Đơn) tờ khai đăng ký thương hiệu sản phẩm, dịch vụ theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

– Tài liệu, mẫu vật thể hiện mẫu thương hiệu theo kích thước, số bản mà pháp luật quy định;

– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nếu các chủ thể có quyền đăng ký không tự thực hiện thủ tục đăng ký;

– Biên lai, hóa đơn, chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về phí, lệ phí theo quy định;

– Giấy tờ chứng minh quyền nộp hồ sơ của chủ thể đứng tên trên đơn đăng ký;

– Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên đăng ký khi có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định.

Sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí theo hướng dẫn phía trên.

Giai đoạn 3: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ đăng ký thương hiệu

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ trong từng khâu xử lý, chủ thể nộp đơn cần theo dõi để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý hồ sơ.

Cục Sở hữu trí tuệ xử lý hồ sơ bao gồm các khâu:

– Thẩm định hình thức: Kiểm tra tính hợp lệ về hình thức của hồ sơ trong thời hạn là 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ của các chủ thể.

– Công bố hồ sơ đăng ký thương hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp quốc gia trong thời hạn là 02 tháng kể từ ngày hình thức hồ sơ hợp lệ.

– Thẩm định nội dung: Kiểm tra tính hợp lệ về nội dung của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày công bố hồ sơ công khai.

Thời gian có thể bị kéo hơn so với thời gian nêu trên nếu chủ hồ sơ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc có ý kiến phản đối đơn của người thứ ba.

Giai đoạn 4: Nhận kết quả và thực hiện các công việc hậu đăng ký

Khi đáp ứng được các điều kiện về hình thức, nội dung nêu trên và không có vấn đề về sửa đổi hay ý kiến phản đối hồ sơ thì chủ hồ sơ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sau khi hoàn thành hết nghĩa vụ tài chính.

Sau đó, các chủ thể phải thực hiện các công việc hậu đăng ký để hoàn thiện thủ tục đăng ký thương hiệu trước khi có thanh tra, kiểm tra.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan