Công ty Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể, hướng dẫn và thực hiện các công việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nhằm hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể chính xác và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, Luật Dân Việt đã thực hiện các bài viết nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hỗ trợ cá nhân, tổ chức muốn tiết kiệm thời gian, công sức.
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể, hãy cùng chúng tôi làm rõ định nghĩa nhãn hiệu tập thể là gì?
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức.
Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của một tổ chức. Tại Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều các đặc sản của địa phương thành nhãn hiệu tập thể, ví dụ như: vải thiều Thanh Hà, gốm Bát Tràng…
Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản vật địa phương. Vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân của các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm những hồ sơ gì?
– Tờ khai đăng ký và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
– Giấy uỷ quyền
– 10 mẫu nhãn hiệu hàng hóa (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8 x 8 cm)
– Chứng từ nộp phí, lệ phí
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
– Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể:
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Xem thêm: Hướng dẫn Đăng ký bảo hộ logo công ty
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Luật Dân Việt
– Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể.
– Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu tập thể.
– Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu tập thể.
– Tra cứu chính thức nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Đại diện đăng ký nhãn hiệu tập thể cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tập thể.
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể.
– Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu tập thể.
– Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Để biết thêm chi tiết về tquy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn và báo giá dịch vụ: