So sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Việc so sánh các loại hình doanh nghiệp là điều cần thiết mà mỗi doanh nhân trước khi khởi nghiệp nên thực hiện để thấy rõ được những ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp, từ đó có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Phần lớn các doanh nhân khi có ý định thành lập doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian để lựa chọn, cân nhắc nên chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp bởi việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của công ty.

Hiểu rõ được những băn khoăn của Khách hàng trong việc cân nhắc lựa chọn các loại hình doanh nghiệp. Vì thế trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dân Việt trân trọng chia sẻ thông tin về việc So sánh các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tại Việt nam doanh nhân có thể thực hiện thành lập doanh nghiệp theo những loại hình nào?

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp hiện hành thì hiện tại Việt Nam có tồn tại 05 loại hình doanh nghiệp đó là:

– Công ty cổ phần

– Công ty hợp danh

– Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

– Doanh nghiệp Nhà nước

– Doanh nghiệp tư nhân

Và khi Doanh nhân có ý định khởi nghiệp thì doanh nhân có thể cân nhắc lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp trên trừ doanh nghiệp nhà nước.

Xem thêm:

Thủ tục mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp tư nhân

Công ty con là gì?

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những điểm đặc trưng tạo nên nét riêng biệt của từng loại hình. Trong nội dung của bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh các loại hình doanh nghiệp dưới các tiêu chí, đặc điểm về thành viên, tư cách pháp nhân, chế độ chịu trách nhiệm, huy động vốn…

Về thành viên

Công ty hợp danh: loại hình doanh nghiệp này chỉ cần có ít nhất 02 thành viên hợp danh là cá nhân và trong quá trình hoạt động có thể có thêm thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức.

Doanh nghiệp tư nhân: loại hình doanh nghiệp này chỉ do một cá nhân làm chủ và cá nhân đó chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.

Công ty cổ phần: loại hình doanh nghiệp phải có ít nhất là 3 cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân và không giới hạn số lượng tối đa cổ đông tham gia.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: loại hình doanh nghiệp khi thành lập có thể là một cá nhân hoặc tổ chức.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: loại hình doanh nghiệp khi thành lập có thể là tổ chức hoặc cá nhân và số lượng thành viên tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Chế độ chịu trách nhiệm của thành viên

Công ty hợp danh: thành viên tham gia thành lập sẽ chịu trách nhiệm khác nhau, thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, thành viên tham gia góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.

Công ty cổ phần: thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân: thành viên phải chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hai thành viên trở lên: thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ.

Tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân

03 loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đều có tư cách pháp nhân.

Huy động vốn

Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân trong quá trình hoạt động không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Công ty cổ phần trong quá trình hoạt động được phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu để thực hiện hoạt động huy động vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hai thành viên trở lên trong quá trình hoạt động được phép phát hành trái phiếu

Ngoài ra giữa các loại hình doanh nghiệp này còn tồn tại rất nhiều sự khác nhau về việc cơ cấu tổ chức quản lý, thời hạn góp vốn, chuyển nhượng vốn, tăng giảm vốn, thông qua nghị quyết cuộc họp… Song trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu cho Khách hàng những đặc điểm cơ bản, những đặc điểm khác Khách hàng thắc mắc vui lòng liên hệ Luật Dân Việt để tìm hiểu.

Với những chia sẻ của Luật Dân Việt trong việc So sánh các loại hình doanh nghiệp, chúng tôi hi vọng thông qua bài viết các cá nhân, tổ chức sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn trong việc ra quyết định thành lập doanh nghiệp phù hợp.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan