Kinh doanh dịch vụ vận tải là một nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Luật Dân Việt.
Kinh doanh vận tải là hoạt động bao gồm cả kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách. Do đối tượng vận chuyển có nhiều đặc thù khác nhau nên các doanh nghiệp vận tải có những điều kiện đặc biệt hơn so với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khác. Để nắm bắt được quy định về vấn đề nêu trên, Luật Dân Việt thông qua bài viết này sẽ cung cấp cho mọi người các thông tin về điều kiện kinh doanh cũng như quy trình thành lập doanh nghiệp vận tải.
Một số mã ngành kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
Tên ngành | Mã ngành |
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) | 4931 |
Vận tải hành khách đường bộ khác:
Chi tiết: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô (Điều 4, 5, 6, 7, 8 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) |
4932 |
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ | 4933 |
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
(trừ kinh doanh bất động sản) |
5210 |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ | 5225 |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: – Gửi hàng; – Giao nhận hàng hóa; – Thu, phát các chứng từ vận tải hoặc vận đơn; – Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; – Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay; |
5229
QĐ 27 |
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần đáp ứng điều kiện gì?
Kinh doanh dịch vụ vận tải là một nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể các điều kiện được hướng dẫn trong những văn bản pháp lý cụ thể:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2008
– Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
– Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
– Thông tư số 60//2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
– Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch
Xem thêm:
Luật Doanh nghiệp tiếng Anh là gì?
Hồ Sơ Thành Lập Doanh Nghiệp Từ A đến Z
Hướng Dẫn Soạn Thông Báo Thay Đổi Nội Dung Đăng Ký Doanh Nghiệp Mới nhất
Quy trình thành lập doanh nghiệp vận tải
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Để thành lập doanh nghiệp vận tải bạn phải chuẩn bị các giấy tờ và thông tin như sau:
– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
– Lựa chọn tên công ty và tiến hành tra cứu tên công ty để xác định được tên công ty của mình dự kiến đăng ký không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn. Để tra cứu tên công ty bạn có thể truy cập vào website của “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”.
– Chuẩn bị nơi đặt trụ sở của công ty, đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Xác định mức vốn điều lệ của công ty
– Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty và xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật
– Xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, dự kiến kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam: lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải (như bảng mã các ngành nghề chúng tôi hướng dẫn nêu trên bài viết này)…
– Chuẩn bị bản sao chứng minh dân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên công ty là cá nhân
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp vận tải bao gồm:
Để thành lập công ty hoạt động dịch vụ kinh doanh vận tải bạn phải soạn 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên/cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn)
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đặt con dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp.
Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm các giấy tờ dưới đây:
– Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
– Người điều hành vận tải phải đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, phó giám đốc; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải đồng thời có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Phụ lục 03 – ban hành kèm theo Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ).
– Danh sách xe kèm theo bản sao giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm: Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải;
– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm: Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải;
– Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi) theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP;
– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là sự hướng dẫn của Luật Dân Việt về một quy trình để thành lập doanh nghiệp vận tải. Trong trường hợp có bất vấn đề phát sinh liên quan đến các vấn đề nêu trên, khách hàng có thể liên hệ với Luật Dân Việt theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hướng dẫn.