Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh nhất

Giấy phép kinh doanh trên thực tế chính là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và việc thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục được thực hiện khi doanh nghiệp có sự thay đổi về các nội dung như: tên công ty, vốn điều lệ, địa điểm,….

Nhằm để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, pháp luật quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện hoàn thành thủ tục hành chính đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động, muốn thay đổi các nội dung trong giấy phép kinh doanh cần thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan có thẩm quyền về nội dung thay đổi.

Trong phạm vi bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu về thủ tục Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh nhất theo quy định pháp luật để nắm rõ hơn.

Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh trên thực tế chính là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và việc thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục được thực hiện khi doanh nghiệp có sự thay đổi về các nội dung như: thay đổi tên công ty, thay đổi thành viên, thay đổi vốn công ty,…

Trong nội dung bài viết này, Luật Dân Việt xin hướng dẫn chuẩn bị thành phần hồ sơ về thay đổi tên và đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty heo quy định tại Nghị Định Số: 01/2021/NĐ-CP Đăng Ký Doanh Nghiệp về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh, nội dung thông báo bao gồm:

+ Tên hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng, mã số doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Tên mà doanh nghiệp dự kiến thay đổi;

+ Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp xác nhận.

+ Nếu doanh nghiệp là loại hình công ty TNHH 02 thành viên trở lên có thêm Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty;

+ Nếu là công ty cổ phần thì có Quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông; của thành viên hợp danh đối với loại hình công ty hợp danh;

+ Quyết định của chủ sở hữu công ty nếu là loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Hồ sơ thay đổi nội dung về địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, bao gồm:

Khi doanh nghiệp đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, trước khi chuẩn bị hồ sơ Thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh, cần thực hiện thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc thay đổi địa chỉ theo quy định pháp luật về thuế.

Hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong phạm vi tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký:

+ Tên doanh nghiệp, mã số của doanh nghiệp, mã số thuế. Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế thì ghi mã số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Địa chỉ trụ sở chính nơi doanh nghiệp dự định chuyển đến;

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ghi rõ họ tên và ký tên.

+ Nếu doanh nghiệp là loại hình công ty TNHH 02 thành viên trở lên có thêm Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên công ty;

+ Nếu là công ty cổ phần thì có Quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông; của thành viên hợp danh đối với loại hình công ty hợp danh;

+ Quyết định của chủ sở hữu công ty nếu là loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Trường hợp doanh nghiệp chuyển sang địa chỉ ở tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đăng ký ban đầu, doanh nghiệp gừi hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới.

Hồ sơ thông báo bao gồm:

+ Tên doanh nghiệp, mã số của doanh nghiệp, mã số thuế. Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế thì ghi mã số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Địa chỉ trụ sở chính nơi doanh nghiệp dự định chuyển đến;

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ nơi thường trú và thông tin của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Bản điều lệ công ty đã sửa đổi (bản sao);

+ Danh sách các thành viên công ty (nếu là công ty TNHH 02 thành viên trở lên); danh sách những người đại diện theo ủy quyền (loại hình doanh nghiệp TNHH một thành viên); danh sách các cổ đông sáng lập, cổ đông là người nước ngoài, người đại diện theo ủy quyền (đối với loại hình công ty cổ phần); danh sách thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh);

+ Nếu doanh nghiệp là loại hình công ty TNHH 02 thành viên trở lên có thêm Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty;

+ Nếu là công ty cổ phần thì có Quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;

+ Quyết định của chủ sở hữu công ty nếu là loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp cần thay đổi các nội dung về đăng ký thành viên hợp doanh, thay đổi người đại diện theo pháp luật, thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp trong công ty,…có thể tham khảo về thành phần hồ sơ được ghi nhận tại Nghị Định Số: 01/2021/NĐ-CP Đăng Ký Doanh Nghiệp quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm:

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Thay đổi giấy phép kinh doanh ở đâu?

Theo quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền thực hiện và tiếp nhận thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Khi nhận được hồ sơ thông báo đề nghị thay đổi của doanh nghiệp, nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ theo quy định, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh

Để thực hiện thay đổi các nội dung trong Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện theo thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh nhất bao gồm các bước sau đây:

Bước 01. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ về nội dung cần thay đổi

Hồ sơ đã được chúng tôi hướng dẫn bao gồm các giấy tờ, tài liệu như trên, doanh nghiệp sẽ căn cứ tùy thuộc vào nội dung mà doanh nghiệp mình cần thay đổi để chuẩn bị theo đúng quy định.

Bước 02. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ sau khi được chuẩn bị đầy đủ sẽ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp có thể tự mình nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho một một đơn vị, tổ chức nộp hồ sơ để được tiếp nhận, xem xét, giải quyết.

Bước 03. Doanh nghiệp nhận thông báo thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh từ cơ quan đăng ký kinh doanh

Trường hợp xem xét hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thực hiện thay đổi nội dung đăng ký theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp lý do từ chối chấp nhận và giải thích lý do từ chối hoặc hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 04. Thực hiện bước công khai những thông tin thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp hoàn thành hết thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện công bố nội dung thay đổi đó trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để theo dõi và cập nhật thông tin.

Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị, công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi giấy phép kinh doanh, Luật Dân Việt tự hào là một trong những đơn vị uy tín về hỗ trợ dịch vụ này.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và hoạt động, làm việc thực tế, chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp thực hiện thành công các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý khác.

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan