Tờ khai đăng ký mã số mã vạch có mẫu được quy định trong văn bản pháp luật, cụ thể là Nghị định 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu được cấp mã số mã vạch sẽ phải sử dụng chính xác mẫu mà pháp luật quy định trên.
Việc xác định đúng mẫu tờ khai đăng ký mã số mã vạch và điền đầy đủ, chính xác các thông tin yêu cầu đã góp phần nâng cao tỉ lệ xin cấp mã vạch thành công. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của tờ khai trong hoạt động đăng ký mã vạch. Chỉ cần một sai sót nhỏ khi kê khai thông tin, hồ sơ của doanh nghiệp sẽ không được xác nhận. Để hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình đăng ký, Luật Dân Việt sẽ cung cấp các thông tin về mẫu tờ khai và một số lưu ý khi điền thông tin để mọi người tham khảo.
Các thành phần trong hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Thứ nhất, tờ khai đăng ký mã số mã vạch (bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch) theo mẫu số 12, phần phụ lục của Nghị định 74/2018/NĐ-CP;
Thứ hai, bảng danh mục các sản phẩm sẽ áp dụng mã số mã vạch;
Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập của tổ chức (bản sao có chứng thực);
Thứ tư, giấy ủy quyền cho đơn vị có chức năng đăng ký mã số mã vạch (nếu có).
Lưu ý khi điền thông tin tờ khai đăng ký mã số mã vạch
Một là, những thông tin như tên tổ chức, doanh nghiệp hay địa chỉ… phải ghi đúng với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của tổ chức;
Hai là, mục phân ngành ghi theo mã phân ngành của GS1 theo:
– Ngành săn bắn, nông nghiệp, lâm nghiệp: A;
– Ngành đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản: B;
– Ngành hầm mỏ và khai thác đá: C;
– Ngành sản xuất: D;
– Ngành điện, ga, cung ứng hơi nước và nước nóng: E;
– Ngành xây dựng: F;
– Ngành bán buôn và bán lẻ: G;
– Ngành nhà hàng, khách sạn: H;
– Ngành môi giới tài chính: I;
– Các hoạt động kinh doanh BĐS: J
– Ngành giáo dục, đào tạo: K;
– Ngành chăm sóc sức khỏe và các hoạt động xã hội: L;
– Ngành vận chuyển và hậu cần: M;
– Ngành quốc phòng: N;
– Ngành thực phẩm và đồ uống: O;
– Ngành bao gói: P;
– Ngành ô tô: Q;
– Các ngành còn lại: R.
Ba là, mục tổng chủng loại sản phẩm, dịch vụ là doanh nghiệp dự kiến số chủng loại sản phẩm hiện tại và tương lai. Doanh nghiệp có 3 mức lựa chọn: dưới 100 loại sản phẩm, dưới 1.000 loại sản phẩm và dưới 10.000 loại sản phẩm. Ngoài ra, khi doanh nghiệp đăng ký cho 10.000 hoặc 100.000 loại sản phẩm thì phải có công văn đề nghị;
Bốn là, mục đăng ký loại mã
– Mã doanh nghiệp: loại 7 số, loại 8 số, loại 9 số và loại 10 số
– Mã số địa điểm toàn cầu GLN (không dùng để phân định sản phẩm)
– Mã số rút gọn GTIN-8 cấp riêng cho từng loại sản phẩm
Năm là, mục lãnh đạo: cột người đại diện sẽ ghi thông tin của giám đốc, chủ cơ sở; cột người liên lạc sẽ ghi thông tin của cán bộ doanh nghiệp sẽ quản lý mã số mã vạch của đơn vị.
Xem thêm:
Đăng Ký Mã Vạch Gia Vị Mới Nhất Gồm Những Bước Nào?
Trung Tâm Đăng Ký Mã Vạch Ở Đâu? Thủ Tục Đăng Ký Thế Nào?
Hướng Dẫn Kê Khai Hồ Sơ Đăng Ký Mã Vạch Mới Nhất
Thực hiện đăng ký mã số mã vạch thông qua Luật Dân Việt
Một sản phẩm có mã số mã vạch mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: thuận tiện trong công tác quản lý hàng hóa và sản xuất, gây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, bình ổn một lượng khách hàng nhất định. Chính vì vậy, việc đăng ký mã số mã vạch rất quan trọng và cần thiết. Và để đơn giản hóa quá trình đăng ký mã số mã vạch, không phải lo nghĩ tìm văn bản quy định đúng… thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Luật Dân Việt đăng ký thay.
Đến với dịch vụ của Luật Dân Việt, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm dịch vụ với chất lượng tốt nhất, bao gồm:
– Được tư vấn pháp luật, quy trình liên quan đến thủ tục đăng ký mã số mã vạch;
– Được cung cấp miễn phí mẫu tờ khai đăng ký mã số mã vạch, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ;
– Tổ chức, doanh nghiệp sẽ không phải làm việc với cơ quan nhà nước, chuyên viên của chúng tôi sẽ đại diện khách hàng đến nộp hồ sơ tại cơ quan;
– Chúng tôi sẽ thay tổ chức, doanh nghiệp nhận mã số mã vạch, giấy chứng nhận quyền sử dụng và giao cho người sử dụng.