Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Với nhu cầu muốn khai thác tối đa lợi thế thị trường trong nước ở các tỉnh thành khác nhau, cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty, các công ty có thể lựa chọn cho mình hình thức thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh.

Chi nhánh công ty là một đơn vị trực thuộc của công ty, không có tư cách pháp nhân được thành lập nhằm thực hiện các công việc mà công ty giao trong phạm vi nhất định, thực hiện kinh doanh trong phạm vi ngành nghề kinh doanh mà công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền trước đó.

Vậy thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh được thực hiện như thế nào? Hình thức hạch toán thuế khi thành lập chi nhánh ra sao? Những điểm cần lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty là gì? Để hiểu rõ hơn những vấn đề trên quý độc giả có thể thảm khảo một số nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Hình thức hạch toán thuế khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh?

Trong thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh một trong những điều mà công ty cần quan tâm nhất chính là lựa chọn hình thức hạch toán thuế sao cho phù hợp với mục đích của công ty.

Hình thức hạch toán thuế khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh được thực hiện qua hai hình thức là hạch toán thuế độc lập, hạch toán thuế phụ thuộc.

Chi nhánh hạch toán thuế độc lập sẽ có bộ phận kế toán riêng so với công ty, tự thực hiện công việc kê khai thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN và quyết toán thuế TNDN tại cơ quan có thẩm quyền tại trụ sở đặt chi nhánh.

Với chí nhánh hạch toán thuế độc lập sẽ phải có con dấu riêng và tài khoản ngân hàng riêng, có lập hóa đơn kê khai thuế riêng tại chi nhánh.

Chi nhánh hạch toán thuế phụ thuộc vào trụ sở chính thực hiện kê khai thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN ở chi nhánh. Việc kết toán thuế TNDN thực hiện tại trụ sở chính.

Chi nhánh hạch toán thuế phụ thuộc có thể có con dấu riêng hoặc không, không có bộ phận kế toán riêng, nếu trường hợp tại chi nhánh này không kinh doanh, không mang lại doanh thu thì thực hiện kê khai các loại thuế tại trụ sở chính của công ty.

Lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh thì công ty cần lưu ý một số vấn đề:

Lựa chọn hình thức hạch toán thuế phù hợp với mục đích thành lập chi nhánh của công ty. Nếu chi nhánh hạch toán thuế độc lập sẽ có mã số thuế riêng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thẩm quyền như một doanh nghiệp độc lập.

Thực hiện hoạt động trong phạm vi mà công ty cho phép, với tư cách thực hiện mọi hoạt động như trụ sở công ty, hoặc chỉ thực hiện một phần việc được công ty giao, tùy thuộc vào mục đích thành lập.

Tên của chi nhánh cần có thành phần về tên doanh nghiệp, từ chi nhánh, tên riêng chi nhánh gồm các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái đặc biệt khác F, J, Z, W và các chữ số, ký hiệu đặc biệt.

Địa chỉ của chi nhánh phải đặt ở nơi có thông tin rõ ràng, thuộc những nơi mà nhà nước cho phép đặt địa điểm chi nhánh, hay thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp.

Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ năng lực thực hiện công việc công ty giao cho. Người này không được thuộc trường hợp pháp luật cấm tham gia doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Để thực hiện thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh, công ty phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những thông tin chính như sau:

– Công ty thực hiện gửi thông báo thành lập chi nhánh đến cơ quan thẩm quyền tại nơi thành lập chi nhánh.

Trong thông báo sẽ bao gồm những thông tin về mã số doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, trụ sở chính doanh nghiệp đặt tại đâu, địa chỉ chi nhánh thành lập, phạm vi hoạt động của chi nhánh, thông tin đăng ký thuế theo hình thức hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc, thông tin người đứng đầu chi nhánh như họ tên, nơi cư trú, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty là họ, tên, chữ ký.

– Quyết định thành lập chi nhánh của người có thẩm quyền của công ty.

– Bản sao biên bản họp về vấn đề thành lập chi nhánh của công ty của những người có thẩm quyền tại công ty.

– Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh thành lập.

– Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu Việt Nam của người đứng đầu chi nhánh là người Việt Nam, bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu nước ngoài đối với người đứng đầu chi nhánh là người nước ngoài.
Xem thêm:

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH

Thay đổi người đứng đầu chi nhánh

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh cần tuân theo trình tự, thủ tục cơ bản sau:

Bước 1- Chuẩn bị hồ sơ

Công ty muốn thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những thông tin cụ thể như chúng tôi đã chi sẻ ở trên.

Cần lưu ý đối với những loại hình công ty khác nhau thì hồ sơ sẽ có thêm các giấy tờ cụ thể khác nhau, như về con dấu chi nhánh, thẩm quyền ra quyết định thành lập chi nhánh…

Bước 2- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Để tạo điều kiện các công ty thực hiện thành lập chi nhánh đơn giản và dễ dàng hơn, công ty có thể thực hiện nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền nơi đặt chi nhánh theo hai hình thức dưới đây:

Người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ gửi thông báo và giấy tờ kèm theo như hồ sơ chúng tôi đã liệt kê ở trên đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

Nộp hồ sơ qua trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau ba ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ của công ty, nếu hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh cho công ty, thực hiện cập nhật thông tin về chi nhánh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ không hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu công ty sửa đổi bổ sung hồ sơ sao cho hợp lệ.

Bước 3- Đăng ký thành công chi nhánh

Khi đã thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh thành công với cơ quan thẩm quyền, chi nhánh sẽ thực hiện các công việc tiếp theo: Thông báo đến cơ quan thuế tại trụ sở chi nhánh để kê khai thuế và nộp thuế, thực hiện gắn hoặc treo biển tại trụ sở chi nhánh về tên chi nhánh, tên công ty, địa chỉ chi nhánh.

Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh mà công ty đã đăng ký trước đó, thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi quy định cụ thể trong thông báo gửi cơ quan có thẩm quyền trong hồ sơ đăng ký.

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan